Rạn da vùng ngực khiến hội con gái mất tự tin, làm thế nào đây?

Tại sao vết rạn da lại xuất hiện?

Hiểu đơn giản thì rạn da sẽ phát triển khi lớp trên cùng của da giãn ra hoặc co lại nhanh hơn lớp biểu bì bên dưới. Sự thay đổi này sẽ làm các mô liên kết như sợi collagen và elastin bị phá vỡ, để lại vết rạn xấu xí trên da của nàng. Hầu hết các vết rạn sẽ có hoa văn vân hoặc phân nhánh khiến vùng da mỏng và các mô bị tổn thương lộ ra ngoài.

Đặc biệt, vùng da ngực nhạy cảm và mỏng hơn các bộ phận khác nên càng dễ xuất hiện vết rạn da. Có nhiều liệu pháp chăm sóc tại nhà cho tình trạng này như tăng cường hydrat hoá da, kích thích sản sinh collagen và chống oxy hoá.

Hơn thế nữa, bạn có biết Striae Rubra là giai đoạn sớm nhất của tình trạng rạn da, thường có màu đỏ, hồng hoặc tím. Khi vết rạn da “già đi” sẽ trở thành những vết sẹo mỏng có màu trắng gọi là Striae Alba. Đặc biệt, rạn da trong thời kỳ mang thai được gọi là Striae Gravidarum.

Tại sao vùng ngực lại dễ bị rạn da?

Vùng ngực bị rạn da thường sẽ lấy đi sự tự tin của phụ nữ. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Thông thường sẽ do thời kỳ mang thai và dậy thì, lúc này các mô vú nở ra nhanh chóng. Hoặc trường hợp bạn phải phẫu thuật vùng ngực vì lý do thẩm mỹ hoặc điều trị ung thư. Khi phẫu thuật ngực, trạng thái vùng da ngực sẽ thay đổi đột ngột làm tăng nguy cơ tạo nên vết sẹo mới.

Những phương pháp điều trị rạn da vùng ngực

Bạn nên biết rằng, dù có điều trị lâu năm thì những vết rạn da thường chỉ mờ đi chứ rất khó biến mất hoàn toàn. Vì thế, các liệu pháp tại nhà được xem là phương pháp điều trị hàng đầu cho vết rạn da vì các hình thức điều trị nâng cao hơn thường cũng làm tăng nguy cơ để lại sẹo.

Cùng tham khảo một số phương pháp điều trị rạn da phổ biến:

1. Massage

Massage chính là một trong những phương pháp hiệu quả và khoa học nhất để giảm vết rạn da vùng ngực. Massage thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn trong các mô vú bị tổn thương, đẩy nhanh tiến trình hoạt động và chữa lành.

Động tác massage cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng các đầu ngón tay nhẹ nhàng chuyển động theo vòng tròn trên vết rạn da, lặp đi lặp lại trong vài phút và thực hiện vài lần một ngày. Tuy nhiên, phương pháp massage có thể sẽ mất vài tháng hoặc cả năm để mang lại sự cải thiện rõ rệt.

2. Hydrat hóa

Bạn đã từng nghe đến liệu pháp Hydrat hoá bao giờ chưa? Để chữa lành những vết rạn đúng cách, các mô và cơ thể bạn cần phải được bổ sung đủ ẩm, da bạn cần phải được “ngậm nước”. Vì mất nước cũng là một nhân tố ảnh hưởng xấu đến những vết rạn da. Thế nên hãy dưỡng ẩm đầy đủ nhé!

3. Tẩy da chết

Bước đơn giản mà các bạn vẫn thường làm trong quy trình chăm sóc da chính là tẩy da chết. Quá trình điều trị rạn da cũng cần phải loại bỏ lớp sừng/da chết thường xuyên. Bạn hãy sử dụng hỗn hợp tẩy tế bào chết đơn giản có sẵn tại nhà như dầu ô liu và đường trắng giúp loại bỏ dần các lớp da bị tổn thương và kích thích tái tạo các mô da khỏe mạnh.

Ngoài ra, chiết xuất hoặc tinh dầu của một số loại thảo dược cũng có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da ngực.

4. Công thức được kê toa

Kem và gel thoa theo toa thường là phương pháp trị liệu hiệu quả kế tiếp được khuyên dùng cho các vết rạn da. Thành phần retinoin trong kem thoa tại chỗ hoặc vitamin A tổng hợp dạng viên uống được dùng phổ biến nhất cho các vết rạn da sẫm màu. Đặc biệt, kem tretinoin với nồng độ lớn hơn 0,05% đã được chứng minh có thể cải thiện các vết rạn da Gravidarum lên đến 47%.

Các sản phẩm kem bôi da có thể kích thích sản sinh collagen và tăng trưởng tế bào, cũng như cải thiện độ đàn hồi và hydrat hóa của da. Chúng được xem là an toàn cho cả bạn gái có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến một tác dụng phụ là tình trạng kích ứng da nhẹ và dễ bắt nắng hơn.

5. Phương pháp thẩm mỹ

Cuối cùng là liệu pháp laser – phương pháp điều trị duy nhất được chứng minh làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các vết rạn da. Phương pháp laser hoạt động bằng cách sử dụng chùm ánh sáng phá vỡ mô sẹo và tái tạo các mô da bị tổn thương.

Phương pháp điều trị bằng laser mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cải thiện lưu lượng máu cung cấp cho các vùng da.
  • Cung cấp năng lượng cho các tế bào xung quanh, bao gồm các tế bào sản sinh collagen.
  • Kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động.
  • Cải thiện việc dẫn lưu bạch huyết để giảm viêm và đau.

Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị bổ sung cho vết rạn da vùng ngực bao gồm:

  • Tiêm collagen
  • Kỹ thuật tần số vô tuyến tiên tiến
  • Microdermabrasion
  • Phương pháp điều trị vỏ axit
  • Phẫu thuật thẩm mỹ để loại bỏ hoặc thay thế sẹo bằng làn da mới

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top