Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

1. Nám mảng là gì?

Nám mảng là tình trạng da xuất hiện các mảng màu nâu, xám xanh hoặc các đốm giống như tàn nhang tập trung thành cụm. Khác với nám chân sâu, nám mảng được đánh giá là tình trạng nhẹ, có thể điều trị vì chúng tồn tại chủ yếu trên lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của da).

2. Một số hình ảnh về nám mảng 

Dưới đây là một vài hình ảnh nám mảng:

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nám mảng ở trung tâm mặt (chiếm tỷ lệ đa số, khoảng 64-70%)

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nám mảng tập trung hàm trên: (2 má và mũi, chiếm tỷ lệ 27%) 

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

3. Dấu hiệu nhận biết nám mảng 

Trên thực tế, nám da có thể xuất hiện ở mọi thời điểm và bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên các vùng da có tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thường xuất hiện nhiều hơn. Đồng thời, các đốm nám còn có xu hướng lan nhanh và đậm màu hơn vào mùa hè.

Vì đặc trưng của nám mảng là có diện tích rộng, màu sắc đốm nám đậm hơn màu da nên gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Vị trí “ưa thích” của nám mảng thường là trung tâm gương mặt, tiếp đến là hai bên gò má, trán, cằm và xung quanh hàm. Đôi khi nám da còn xuất hiện ở cánh tay, cổ và lưng.

4. Nguyên nhân bị nám mảng trên da

Có nhiều yếu tố gây ra nám mảng nhưng chính yếu là do sự tăng sinh quá mức của melanin – một loại sắc tố có chức năng bảo vệ da dưới tác các tác nhân gây hại và được tạo nên từ tế bào Melanocytes ở đáy biểu bì. Melanin có hai loại là Eumelanin (có màu nâu và đen, còn gọi là Melanin tối màu) và Pheomelanin (có màu vàng hoặc đỏ, còn gọi là Melanin sáng màu).

Dưới sự thay đổi của nội tiết tố, tác hại từ tia cực tím (UV), tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng mỹ phẩm, yếu tố di truyền, stress… cơ thể sẽ tăng sản sinh các gốc tự do, kích thích enzyme Tyrosinase (có trong Melanocytes) tăng cường tổng hợp Eumelanin, dẫn đến tình trạng da sẫm màu, sạm da, nặng hơn là đốm nám, tàn nhang.

4.1 Nội tiết tố thay đổi

Sự phát triển của nám mảng có liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố estrogen. Sự mất cân bằng của estrogen thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, sau sinh, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh dẫn đến thúc đẩy hoạt động của quá trình tăng sinh melanin – hoạt động theo cơ chế làm tăng các hormone MSH (hormone kích thích sản xuất sắc tố Melanin dưới da). Từ đó, melanin được đẩy lên bề mặt da và tạo thành những vết nám nhỏ, dần dần phát triển thành nám mảng. Tình trạng này còn được gọi là nám mảng nội tiết.

Người có các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, vì vậy cần chú ý tình trạng da nếu bị bệnh về tuyến giáp.

4.2 Do tác động của tia UV

Một yếu tố không thể “vắng mặt” trong việc phát triển kích thước mảng nám là ánh nắng mặt trời. Tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ kích thích phản ứng tự nhiên của da bằng cách truyền tín hiệu cho các tế bào melanocytes sản sinh những “chiếc ô” melanin đẩy lên bề mặt da, để ngăn chặn tia UV xâm nhập vào da.

Tuy nhiên, kết quả của quá trình bảo vệ da bằng cơ chế nội sinh sẽ gây ra sạm nám, lâu dần tạo thành nám mảng. Càng tiếp xúc nhiều với tia UV, da càng dễ bị sạm nám và các vấn đề về da khác như đen da, da nhanh lão hóa, bỏng da và thậm chí là ung thư da.

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Da dễ cháy nắng khi tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời, từ đó gây ra nám

4.3 Do tác dụng phụ của thuốc

Có khoảng 40-50% phụ nữ bị nám mảng trong khi mang thai hoặc do sử dụng thuốc tránh thai (vì chúng làm tăng estrogen). 8-34% phụ nữ dùng COC (viên uống tránh thai nội tiết kết hợp) trong một thời gian sẽ khiến da xuất hiện đốm nâu. Tình trạng này cũng được ghi nhận ở những người phụ nữ áp dụng phương pháp điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone.

4.4 Yếu tố di truyền

Có khoảng 33% – 50% số người bị nám da cho biết trong gia đình có người thân bị nám da. Đặc biệt, các cặp song sinh cùng trứng cũng có khả năng bị nám như nhau.

4.5 Lạm dụng hóa mỹ phẩm làm đẹp

Ngày nay, mỹ phẩm làm trắng da được khá nhiều chị em sử dụng vì mong muốn có làn da trắng trẻo. Thế nhưng, đi kèm với công dụng trắng nhanh, trắng cấp tốc là những hệ quả khôn lường như làm bào mòn da, da mỏng hơn, dễ bắt nắng, mất màu da, nhanh lão hóa và thúc đẩy melanin ngày càng nhiều trên da. Làn da yếu ớt là cơ hội cho các yếu tố gây hại tấn công và hình thành sạm nám.

Ngoài ra, các kỹ thuật thẩm mỹ sử dụng hóa chất như lột da và điều trị bằng laser không đạt chuẩn, cũng có thể gây viêm da, kích hoạt sự phát triển của nám da đối với một số người.

4.6 Do căng thẳng, stress kéo dài

Pregnenolone trong tuyến thượng thận có nhiệm vụ cân bằng cortisol và hormone estrogen và testosterone. Tuy nhiên, căng thẳng/ stress lâu ngày khiến cho hoạt động của Pregnenolone suy giảm, kéo theo sự mất cân bằng của estrogen – điều kiện kích hoạt “nhà máy” melanocytes tăng cường sản xuất melanin hình thành nám.

5. Đối tượng, độ tuổi dễ gặp nám mảng

Bạn có nhiều rủi ro mắc nám mảng hơn những người còn lại khi:

  • Bạn có làn da sẫm màu hoặc da rám nắng hơn so với những người có làn da trắng. Vì vậy, nhóm phụ nữ gốc La tinh, Châu Á, Da đen hoặc Mỹ bản địa có khả năng bị nám cao hơn.

  • Phụ nữ dễ bị nám da hơn nam giới: chỉ có khoảng 10% những người bị nám da là nam giới, còn lại 90% là nữ giới.

  • Phụ nữ mang thai cũng khó tránh khỏi nguy cơ bị nám da, chính vì vậy nám da ở phụ nữ mang thai còn được gọi là “mặt nạ thai kỳ”.

  • Dễ bị nám mảng nếu bạn uống thuốc tránh thai hoặc sử dụng nội tiết tố bổ sung.

  • Trong một nghiên cứu trên 324 bệnh nhân bị nám trên toàn cầu, 48% người cho biết họ có quan hệ huyết thống với những người bị nám.

6. Bị nám mảng có nên đến gặp bác sĩ không?

Nám mảng không gây ra bất kỳ tổn hại nào về thể chất, nhưng màu sắc của những vùng da bị nám không đồng đều trên khuôn mặt, vì vậy có thể khiến bạn trở nên tự ti về ngoại hình của mình.

Thông thường, nám mảng có thể mờ dần sau khi sinh con, hạn chế tiếp xúc với yếu tố nguy cơ hoặc ngừng dùng một loại thuốc gây nám da. Tuy nhiên, nếu tình trạng nám mảng tồn tại lâu trên da, không có dấu hiệu mờ nhạt và có xu hướng lan rộng ra, bạn cần nói chuyện với bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị phù hợp.

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nên thường xuyên kiểm tra da tại các trung tâm y tế hoặc thẩm mỹ

7. Các phương pháp điều trị nám mảng hiện nay

Trong một số trường hợp, cách điều trị nám mảng nhẹ là chỉ cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên và tránh nắng cho da kỹ hơn. Nếu nám da bắt đầu xuất hiện từ khi mang thai, thì có thể sẽ mờ dần sau khi sinh em bé. Nám mảng được gây ra do uống thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone (HRT), thì khi ngừng điều trị, nám mảng sẽ ngừng phát triển kích thước.

Tuy nhiên, có nhiều tình trạng nám da không tự biến mất, bạn có thể thử các phương pháp điều trị khác. Một số phương pháp được bác sĩ kê đơn trong điều trị nám mảng là:

7.1 Điều trị bằng thuốc 

Bác sĩ da liễu có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc để giảm sắc tố của nám mảng:

  • Hydroquinone: được sử dụng để làm đều màu da, sáng các đốm đậm màu trên da.

  • Tretinoin và corticosteroid nhẹ: Đây là sự kết hợp giữ một loại retinoid và chất chống viêm, nhằm làm đều màu da.

Dù được dùng trong điều trị nám, nhưng các loại thuốc trên có thể mang đến một số tác dụng phụ cấp tính và mạn tính. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý tăng liều hoặc sử dụng thời gian dài để tránh bị mất màu da, da bị bào mòn, vết thương lâu lành, bạc màu móng, bệnh lý thần kinh… và nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.

7.2 Điều trị bằng sản phẩm bôi ngoài da

Nếu nám mảng không quá to và nhạt màu, có thể bôi kem bôi có dược tính dịu nhẹ như axit azelaic, axit kojic hoặc vitamin C sẽ hữu dụng để làm sáng vết nám. Tuy nhiên, các tác dụng phụ không mong muốn thường gặp là da ửng đỏ, châm chích hoặc ngứa rát… dùng lâu dài có thể khiến da bị mỏng dần và dễ bị bắt nắng nên cần kết hợp thêm các chất làm giảm kích ứng và chống nắng cho da.

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Chọn kem trị nám uy tín, an toàn cho làn da

7.3 Điều trị bằng laser

Laser đã trở thành phương pháp điều trị bệnh lý da liễu bao gồm cả nám mảng. Các loại laser chuyển mạch Q (QSL), laser phân đoạn, laser triệt tiêu, đèn xung cường độ cao (IPL), laser bromua đồng, laser thulium… đã được sử dụng trên nhiều người bị nám da. Song, các kỹ thuật laser vừa kể trên có nhiều tác dụng phụ và sắc tố da thường xuyên tái phát.

7.4 Thay da hóa học (Peeling)

Peel da là phương pháp lột da hóa học, vốn đã quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp đặc biệt là dùng để loại bỏ tế bào chết. Một số axit được dùng trong peel da là Alpha Hydroxy Acid (AHA), Salicylic Acid (BHA)… Khi tăng liều dung dịch hóa học, phương pháp này có thể sử dụng với làn da nhiều nám, giúp loại bỏ sắc tố dư thừa. Peeling da có thể gây “nghiện” và buộc phải thực hiện thường xuyên nên da dễ tổn thương và tốn nhiều chi phí. Chưa kể, ngày nay nhiều người đang tự ý thay da hóa học tại nhà, có thể khiến da bị lở loét nghiêm trọng.

7.5 Tiêm Mesotherapy

Đây là thủ thuật tiêm vi điểm. Tiêm Mesotherapy thực hiện xâm lấn tối thiểu nhằm tạo ra những vết rách cực nhỏ trên da. Khi da lành lại, nó có xu hướng làm màu da đồng đều hơn. Dù vậy, phương pháp này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên da như sưng nề, bầm tím, nhiễm trùng da…

7.6 Huyết tương giàu tiểu cầu

Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành lấy một lượng nhỏ máu, đặt máu vào một máy tách máu thành nhiều lớp, sau đó tiêm lớp máu được gọi là huyết tương vào vùng da bị nám. Điều này có thể giúp làm đều màu da của bạn.

Để kết quả của các cách điều trị nám mảng khả quan hơn, bạn nên bảo vệ da trước các tác nhân gây hại trước và sau khi tiến hành điều trị. Đồng thời, phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu cần thực hiện tại cơ sở uy tín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cấp và mạn tính trên da, đẹp khi còn xuất hiện “nốt sần, nang” trên da mặt rất mất thẩm mỹ.

8. Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nám mảng lan rộng

Mặc dù nám da rất cứng đầu và khó điều trị dứt điểm, nhưng bằng cách áp dụng một số cách chăm sóc da trong thói quen hàng, khả năng bị nám mảng và mức độ lây lan của mảng nám có thể giảm bớt.

8.1 Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da

Có 3 cách để bảo vệ bạn khỏi tia UV của ánh nắng mặt trời là: dùng kem chống nắng, quần áo bảo vệ và phụ kiện chống nắng.

  • Kem chống nắng: Với rất nhiều lựa chọn kem chống nắng trên thị trường, thật khó để chọn một loại kem chống nắng “số 1” cho da. Lời khuyên giúp bạn chọn được kem chống nắng phù hợp: Hãy tìm các loại kem chống nắng có phổ rộng (chống được cả tia UVA và UVB ). Chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 30, PA ++ trở lên và thoa lại sau mỗi 2 – 4 tiếng.

Hình ảnh Nám mảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nên chọn kem chống nắng có khả năng chống nước

  • Quần áo và phụ kiện bảo hộ: Mang kính râm, mặc quần áo dày và đội mũ rộng vành là cách để bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến thói quen di chuyển ngoài nắng trong thời gian dài. Đây chắc hẳn không phải là việc làm tốt đối với người bị nám da vì nó có thể có nguy cơ làm cho các vết nám của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt cố gắng tránh nắng trong giờ cao điểm, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

8.2 Dinh dưỡng

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, một chế độ ăn uống khoa học có thể tác động đến sức khỏe và màu sắc của da. Xây dựng chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây tươi nhất là trái cây giàu vitamin C, cá béo, bông cải xanh, thực phẩm giàu vitamin E, … vừa giúp tăng sức đề kháng cho da vừa giảm tăng sắc tố do tác động từ stress, mất cân bằng nội tiết, tia UV…

8.3 Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress

Căng thẳng cũng có thể để lại dấu vết trên khuôn mặt, đặc biệt là đốm nâu, nám mảng. Do vậy, trong quá trình điều trị nám mảng, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực, giải tỏa stress bằng cách thường xuyên tâm sự với bạn bè, người thân, xem phim hài, tập thể dục đều đặn hoặc đi du lịch. Song song đó, bạn cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý – ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top