Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

1. Da không đều màu là gì?

Da không đều màu là hiện tượng chênh lệch tông màu giữa các vùng da trên cơ thể như da mặt, cổ, tay, lưng, đùi… Về cơ bản, màu da không đều là một chứng rối loạn sắc tố da Melanin. Nếu sắc tố Melanin tăng quá cao ở một vùng nào đó, chúng sẽ tạo ra vùng da sẫm màu hơn so với các vùng khác, dẫn tới tình trạng da lốm đốm không đều màu.

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Sắc tố Melanin sản sinh càng cao thì nguy cơ hình thành những vùng da không đều màu càng lớn

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng da không đều màu

Màu da ở mỗi người được quyết định bởi sắc tố Melanin. Trong đó, Melanin tối màu được xem là “thủ phạm” khiến da ngăm đen, sạm nám và không đều màu. Và các tác nhân khiến Melanin tối màu tăng sinh quá mức, gây mất cân bằng màu da có thể là:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Đây là tác nhân kích thích tế bào Melanocytes (nơi sản xuất ra Melanin) tăng cường sản sinh sắc tố Melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (tia UV). Quá trình này nếu diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến sự sản sinh quá mức Melanin tối màu, hình thành vùng da chỗ trắng chỗ đen không đồng nhất.
  • Ô nhiễm không khí: Các hạt trôi nổi trong không khí như khói, bụi, hóa chất, carbon dioxide, acid,… không chỉ bám trực tiếp trên da, gây ra tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, mà còn dễ dàng thâm nhập, tích lũy từng ngày, khiến da bị nhiễm độc, khô ráp, rối loạn tăng sắc tố Melanin.
  • Viêm da: Các vết thương hở do mụn trứng cá, chàm, vẩy nến có thể khiến da bị viêm đỏ, suy giảm đề kháng, là cơ hội để các vi khuẩn tấn công. Lúc này, để bảo vệ làn da, hệ miễn dịch tự nhiên sẽ thúc đẩy sản sinh hắc sắc tố, khiến màu da không đồng đều.

Bên cạnh đó, tình trạng màu da không đều còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: Chăm sóc da không đúng cách, thức khuya thường xuyên, thay đổi nội tiết tố, lạm dụng mỹ phẩm, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin và khoáng chất….

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, tế bào Melanocytes tăng cường sản sinh sắc tố Melanin, gây mất cân bằng màu da

3. TOP 7 cách làm đều màu da phổ biến hiện nay 

3.1. Đắp mặt nạ thiên nhiên hỗ trợ làm đều màu da

Các công thức mặt nạ làm đều màu da thường chứa các nguyên liệu thiên nhiên giàu chất chống oxy hóa và axit tự nhiên, có cơ chế tẩy nhẹ lớp sừng chết trên bề mặt da, dưỡng ẩm, cho cảm giác da sáng, ẩm hơn.

Một số loại mặt nạ làm đều màu da có thể kể đến như: Mặt nạ yến mạch và mật ong, lô hội, tinh bột nghệ và nước cam, sữa chua không đường, nước ép dưa leo, mặt nạ đu đủ, mặt nạ dâu tây…

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Đắp mặt nạ thiên nhiên chỉ hỗ trợ dưỡng ẩm cho da, không có tác dụng cải thiện màu da không đều

Tuy nhiên, cách làm đều màu da từ mặt nạ thiên nhiên cho hiệu quả rất hạn chế nên chỉ là phương pháp hỗ trợ. Vì các dưỡng chất trong mặt nạ thiên nhiên có kích thước phân tử lớn nên rất khó có thể xuyên qua lớp sừng để tác động đến tế bào Melanocytes (nơi sản xuất Melanin) để cải thiện tình trạng màu da không đều.

Ngoài ra, khi đắp mặt nạ trái cây giàu acid như chanh tươi, cam, dâu tây… có thể khiến da dễ bắt nắng, mỏng yếu nếu không che chắn kỹ lưỡng khi đi ra ngoài. Nhựa latex trong nha đam có thể gây phản ứng không mong muốn trên da như đỏ da, bỏng rát, ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc trong thời gian dài đối với cơ địa nhạy cảm. Do vậy, bạn hãy bôi thử một ít lên da để thử phản ứng trước khi đắp mặt nạ.

3.2. Khắc phục da không đều màu bằng kem/serum đặc trị 

Sản phẩm kem đặc trị chứa thành phần như Retinol, Acid Kojic, Acid Glycolic… có tác dụng tẩy lột, làm bong tróc lớp tế bào chết xỉn màu trên bề mặt da, từ đó hỗ trợ làm mờ những đốm nâu không đều màu. Mặc dù vậy, nếu như sử dụng không đúng cách, kem đặc trị có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như kích ứng da, gây ngứa ngáy, viêm đỏ, khô da, bong tróc…

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Kem đặc trị chỉ hỗ trợ làm mờ các đốm nâu có sẵn trên da, không có tác dụng cải thiện tận gốc màu da không đều

Bên cạnh kem đặc trị, các loại serum giúp làm trắng da, làm đều màu da cũng được nhiều chị em lựa chọn. Một số thành phần thường gặp trong các loại serum này như vitamin C, Alpha Arbutin… Tuy nhiên, trên thực tế, da không đều màu là trường hợp các vùng da loang lổ, không phải dạng sạm nám khu trú, tập trung tại một chỗ nên việc sử dụng serum hoàn toàn không phát huy tác dụng. Người dùng có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí khá cao nhưng kết quả có thể không như mong muốn.

Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các loại kem trộn trắng da với chất tẩy nhanh với liều lượng cao, có thể khiến da kích ứng, viêm đỏ, ngứa rát, nhiễm trùng… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm được Bộ Y tế công nhận, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3.3. Lột da hóa học giúp làm đều màu da

Là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học có nguồn gốc từ acid hữu cơ như AHA (acid citric, acid glycolic, acid lactic) hay BHA (acid salicylic) nhằm loại bỏ tế bào chết hư tổn, xỉn màu trên bề mặt da, từ đó hỗ trợ làm mờ đốm nâu, cho cảm giác da sáng và đều màu hơn.

Khi lựa chọn thay da sinh học, bạn cần tìm hiểu kỹ càng cơ sở điều trị vì nếu thay da không đúng kỹ thuật có thể để lại sẹo, thay đổi sắc tố da hoặc nhiễm trùng. Sau trị liệu, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với chống nắng đầy đủ cho da.

3.4. Cải thiện da không đều màu bằng tia laser

Bằng cách sử dụng các xung ánh sáng có cường độ cao, phá vỡ cấu trúc Melanin thành hạt nhỏ và đào thải tự nhiên, tia laser hỗ trợ cải thiện tông da, điều trị sạm nám, sẹo thâm. Một số hình thức chiếu tia laser phổ biến hiện nay bao gồm laser xâm lấn (laser ablative) và laser không xâm lấn (laser non – ablative).

Hiệu quả của tia laser phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ máy móc thực hiện. Vì vậy, khi lựa chọn chiếu tia laser, bạn cần lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, có giấy phép hoạt động, đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao để tránh những rủi ro như kích ứng da, sưng phù, rỉ dịch, tạo sẹo hoặc tăng sắc tố sau viêm.

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Liệu pháp laser hỗ trợ làm sáng da bằng cách phá vỡ và đào thải tự nhiên sắc tố Melanin

3.5. Các phương pháp khác làm trắng da cấp tốc

Với mong muốn cải thiện làn da không đều màu nhanh, có không ít chị em lựa chọn tiêm trắng hay truyền trắng. Tuy nhiên, theo chuyên gia nhận định, phương pháp truyền trắng hay tiêm trắng có thể gây ra phản ứng huyết khối, sốc phản vệ, nhiễm trùng và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến khích chị em không nên tắm trắng. Bởi bản chất của tắm trắng là sử dụng các hóa chất như thủy ngân, corticoid, hydroquinone… để bức tử lớp da bên ngoài, bào mòn da, lộ ra lớp da non mỏng yếu bên trong, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến da. Cấp độc nhẹ thì da ửng đỏ, căng rát, nhiễm khuẩn, xuất hiện mụn đỏ chi chít. Cấp độ nặng thì teo da, mọc lông trên khuôn mặt, mưng mủ, lở loét và thậm chí là ung thư.

Đặc biệt hơn là tắm trắng phi thuyền – công nghệ làm trắng da được quảng cáo rầm rộ trong thời gian gần đây qua việc sử dụng ánh sáng đơn sắc, chỉ có khả năng giảm sắc tố Melanin, da sáng mịn tức thì nhưng chỉ sau thời gian ngắn, làn da sẽ đen sạm trở lại.

Hình ảnh Da không đều màu là gì? 7 cách làm đều màu da hiệu quả

Việc tắm trắng ở những cơ sở thiếu uy tín, sử dụng nhiều hóa chất lột tẩy có thể gây tổn thương nặng nề cho làn da của phái đẹp

3.6. Cải thiện màu sắc làn da bằng thực phẩm

Bổ sung các thực phẩm tốt cho da là một trong những cách chăm sóc làn da khỏe đẹp. Đặc biệt, việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C (cam, ổi, kiwi, dâu tây…), Niacin (thịt gia cầm, nấm, cá ngừ, đậu xanh…) hoặc giàu các chất chống oxy hóa sẽ giúp cải thiện tình trạng màu da không đều.

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top