Cần làm gì khi bị tăng sắc tố da & cách khắc phục

Một số dấu hiệu để nhận biết:

  • Nám: nguyên nhân gây nám là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai. Các vết nám sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng bụng và mặt. Đây là các vết đốm, mảng có màu sắc đậm hơn so với những vùng da khác.
  • Đốm sắc tố: Đây là hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, điển hình là tay và mặt của bạn. Hoặc đây cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bước vào độ tuổi trung niên. Nhiều báo cáo cho thấy người ở độ tuổi trung niên hay già hơn thường mắc phải tình trạng này. Các đốm sắc tố thường có kích thước từ 0.2-2 cm với đường viền tối màu và hình dạng bất thường.

2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tăng sắc tố da

tăng sắc tố da

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tăng sắc tố da không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong cơ thể. Mà chúng còn chịu tác động rất lớn từ môi trường bên ngoài. Điển hình là tia cực tím và ánh nắng mặt trời. Khi da tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, các vết tàn nhang, đồi mồi và các mảng da sẫm màu khác sẽ dần sẫm màu hơn. Do ánh nắng mặt trời giúp các tế bào da kích thích quá trình sản sinh melanin dẫn đến hình thành các mảng sắc tố ở da.

tăng sắc tố da

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi của hàm lượng Estrogen và Progesteron trong máu sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều melamin dưới da. Tăng sắc tố do tình trạng này còn được gọi là nám da.

Nếu tình trạng tăng sắc tố da diễn ra nghiêm trọng, bạn nên ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Vì thuốc sẽ khiến cơ thể trải qua quá trình thay đổi nội tiết tố tương tự như trong thời kỳ mang thai.

Da tổn thương do viêm mụn

Khi da bị tổn thương, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng sắc tố sau viêm. Sau khi vết thương trên da lành hẳn, da sẽ trở nên phẳng lại và có màu sắc sậm hơn vùng da xung quanh. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bị mụn( thâm mụn) hay khi bạn vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ với các liệu pháp như mài mòn da, điều trị với laser hay mặt nạ hóa học.

tăng sắc tố da

Di truyền

Nám da do di truyền được hình thành trên cơ chế tự động sao chép DNA, theo kết quả nghiên cứu, có đến 45% nám da do di truyền trong tất cả những người bị nám da.

3. Cách khắc phục chứng tăng sắc tố da áp dụng ngay tại nhà

Đơn giản nhất, để bảo vệ da khỏi sự gia tăng sắc tố da. Bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bảo vệ da bằng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Và thoa lại sau mỗi 2 đến 3 tiếng.
  • Tránh chạm vào mụn để ngăn ngừa sắc tố hình thành sau tổn thương da.
  • Sử dụng lô hội/nha đam để làm giảm sắc tố da nhờ vào thành phần aloeshim ức chế sản xuất melanin trong da. Gel lô hội có thể được sử dụng để thoa lên da hàng ngày.
  • Các loại kem chứa chiết xuất cam thảo có thể giúp làm giảm sắc tố da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiết xuất từ cam thảo (glabridin) có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và làm trắng da. Bạn có thể sử dụng các loại kem có chứa glabridin trên các khu vực tăng sắc tố.
  • Trà xanh với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của trà xanh có thể giúp ngăn ngừa chứng tăng sắc tố da.
  • Tẩy tế bào chết hóa học với AHA giúp loại bỏ lớp da trên bề mặt.

4. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị tăng sắc tố da

Ngoài các phương pháp ngăn ngừa tại nhà, bạn cũng có thể đến các phòng khám da liễu đễ tìm ra giải pháp nhằm tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Hiện phổ biến nhất là các phương pháp kỹ thuật cao như liệu pháp laser và ánh sáng có cường độ lớn. Bác sĩ da liễu sẽ đốt vùng da bị ảnh hưởng với ánh sáng cường độ cao. Phụ thuộc vào bệnh nghiêm trọng như thế nào, ánh sáng sẽ hoạt động trên lớp da bề mặt (biểu bì) hay xâm nhập sâu và các lớp da sâu hơn (trung bì).

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top