Ánh nắng có làm đen da không?

Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, đa số chị em đều tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày. Chính vì vậy, ánh nắng có làm đen da không thường là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cùng đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này dưới đây nhé!
Sự sống trên trái đất muốn duy trì cần có sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của ánh nắng với đời sống con người, nhưng cũng chính nó là nguyên nhân gây ra một số vấn đề không mong muốn đối với chúng ta. Đặc biệt, phụ nữ luôn lo lắng ánh nắng có làm đen da không?

Nắng có làm đen da không?

Ánh nắng mặt trời trên trái đất tồn tại dưới 3 dạng: hồng ngoại (nóng), ánh sáng nhìn thấy được và tia cực tím. Trong đó, tia cực tím là yếu tố ảnh hưởng đến làn da của chúng ta nhiều nhất và chúng được phân thành những loại sau:
– UVA (315 – 400 nm) còn gọi là ánh sáng đen, gây lão hóa da, sạm da (đen da).
– UVB (280 – 315 nm) gây tổn hại da ở cấp độ cháy nắng.
– UVC (100 – 280 nm) được lọc bởi bầu khí quyển và không bao giờ tác động tới mặt đất.
Nắng có làm đen da không?
99% bức xạ UV của mặt trời là UVA. Loại tia này gây ra các vấn đề như lão hóa, nếp nhăn, Ung thư da. Một trong những điều ít người ngờ về tia UV đó là chúng có thể phản xạ ở nhiều bề mặt tiếp xúc khác nhau. Những phản xạ này có thể khuếch đại ảnh hưởng của tia UV mạnh hơn bình thường. Ví dụ, tuyết phản xạ 90% ánh sáng tia cực tím, đó là lý do tại sao chúng ta vẫn có thể bị cháy nắng khi đi trượt tuyết vào những ngày trời có nắng. Trong khi đó, cát có thể phản xạ lên tới 20% tia UVB, có nghĩa là chúng ta vẫn có thể chịu sự tác động của UV nếu ngồi ở bóng râm, dưới ô che ngoài bờ biển đầy cát trắng, nắng vàng.Để trả lời cho câu hỏi nắng có làm đen da không, chị em cần hiểu được cơ chế tác động của ánh nắng (tia cực tím) lên da như thế nào. Khi da bị sạm hoặc đen vì ánh nắng, thực chất là do các tế bào melanocytes sản xuất ra các sắc tố melanin trong phản ứng với tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Nói cách khác, tia cực tím kích thích sự sản xuất melanin dưới da. Các sắc tố này có tác dụng hấp thụ tia UV để bảo vệ các tế bào khỏi sự thiệt hại.

Sự sản xuất melanin mất một khoảng thời gian nhất định, đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta không thấy ngay làn da đen hoặc sạm sau một ngày tiếp xúc với ánh nắng. Với nhiều người muốn có một làn da nâu, họ phải tắm nắng trong một khoảng thời gian để kích thích tế bào sắc tố sản sinh melanin. Các tế bào này sẽ sản xuất ra sắc tố trong vài giờ. Nếu lặp lại quá trình này trong vòng 5 – 7 ngày, sắc tố melanin sẽ tích tụ trong tế bào để bảo vệ da và đồng thời cũng khiến cho da chuyển từ trắng sáng nâu hoặc đen.

Tế bào melanocytes sản xuất ra hai sắc tố khác nhau: Eumelanin (màu nâu) và Phaeomelanin (vàng và đỏ). Melanin được sản sinh không thể thiếu sự tham gia của enzyme Tyrosinase. Khi làm trắng da bị cháy nắng hoặc sạm đen, người ta thường tác động ức chế enzyme này để không sản xuất ra melanin nữa.

Làm sao để tránh đen da khi tiếp xúc với nắng?

Những thông tin ở trên đã giúp chị em giải đáp nắng có làm đen da không. Đây cũng là cơ sở để chị em bắt đầu vào công cuộc tránh cho làn da bị tổn thương vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Review Blog Mỹ Phẩm

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top