Cháy nắng chữa như thế nào để đạt hiệu quả nhất?

Sau chuyến du lịch biển trở về, bạn không biết cách chữa cháy nắng như thế nào để hiệu quả và nhanh nhất? Đừng bỏ qua những mẹo đơn giản này vì chúng sẽ giúp bạn phục hồi làn da trở về nguyên trạng một cách hiệu quả.

cháy nắng chữa như thế nào để hiệu quả nhất?

1. Tắm với nước mát

Tắm với nước mát
Câu trả lời đầu tiên giúp bạn cháy nắng chữa như thế nào, đó là ngâm cơ thể trong bồn tắm chứa đầy nước mát khoảng 10 – 20 phút để hạ bớt nhiệt độ cho da. Lưu ý, bạn không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng đều có thể gây kích ứng da và khiến cho tình trạng cháy nắng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi tắm, bạn nên:
▪ Tránh sử dụng xà bông tắm, sữa tắm hoặc các chất tẩy rửa cho da bị cháy nắng. Bất kỳ sản phẩm nào như vậy đều có thể gây kích ứng da và tạo các hiệu ứng tổn thương nặng nề hơn.
​     ▪ Khi bạn bị cháy nắng nghiêm trọng, hãy tránh xa vòi hoa sen khi tắm. Áp lực nước phun từ vòi nước có thể khiến cho da bạn bị phồng rộp và cảm giác đau rát hơn. Thay vào đó, hãy nằm thư giãn trong bồn tắm để da được hạ nhiệt nhẹ nhàng.

2. Chườm lạnh cho da cháy nắng

Chườm lạnh cho da cháy nắng
Cho một chiếc khăn mềm hoặc một tấm vải thấm nước vào chậu nước mát lạnh. Dùng tay vắt nhẹ và đắp khăn lên vùng da bị cháy nắng khoảng 20 – 30 phút. Khi khăn có dấu hiệu khô, bạn tiếp tục nhúng vào nước và đắp lên da khoảng 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng nóng, rát da.

3. Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa

Các loại thuốc bán tự do như ibuprofen hoặc aspirin có thể làm giảm cơn đau hoặc giảm chứng viêm da do cháy nắng.
▪ Lưu ý không nên dùng thuốc aspirin cho trẻ em, thay vào đó hãy dùng thuốc acetaminophen cho trẻ nếu chúng bị cháy nắng.
Dùng thuốc giảm đau không cần kê toa

4. Xịt thuốc giảm đau tại chỗ

Tại một số quầy thuốc có bán thuốc xịt có tác dụng giảm đỏ da, ngứa và rát da. Thuốc xịt chứa thành phần benzocaine, lidocaine hoặc pramoxin có tác dụng gây tê giúp giảm đau khá hiệu quả. Tuy nhiên, những chất này có khả năng gây kích ứng da. Vì vậy, bạn không nên dùng loại thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi. Thuốc xịt chứa salicylat metyl hoặc salicylat trolamine có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tuổi. Trong khi đó, thuốc capsaicin không được khuyên dùng cho người dưới 18 tuổi hoặc những ai có da nhạy cảm.
Xịt thuốc giảm đau tại chỗ

5. Xem xét bôi kem cortisone

Kem cortisone có chứa steroid giúp điều trị giảm viêm nhưng chưa có bằng chứng cho thấy thành phần này có thể chữa cháy nắng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thử bôi một chút kem chứa thành phần này lên da, hoặc tìm đến các sản phẩm chứa hydrocortisone.
▪ Bạn không nên sử dụng kem cortisone cho trẻ nhỏ hoặc bôi chúng lên vùng da mặt. Hỏi ý kiến chuyên gia chữa cháy nắng như thế nào khi bạn chưa sẳn sàng sử dụng loại kem này với trường hợp của mình.
 Xem xét bôi kem cortisone

Phòng ngừa Tác hại của ánh nắng mặt trời

1. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng

Không có cách bảo vệ da nào tốt bằng việc hạn chế ra nắng vào những giờ cao điểm. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, hãy cố gắng tận dụng bóng râm hoặc mặc quần áo che chắn toàn thân để giảm thiểu đáng kể tác hại của tia cực tím lên da của bạn.

2. Dùng kem chống nắng

Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF thấp nhất là 30 bất cứ lúc nào bạn ra ngoài khi có nắng gắt. Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng nếu bạn hoạt động ra nhiều mồ hôi hoặc bơi lội.

3. Uống nhiều nước

Phơi nắng quá lâu ngoài trời có thể khiến cơ thể bạn mất nước, vì vậy điều quan trọng là bù đủ nước cho da. Uống 8 – 10 ly nước (mỗi ly chứa 240 ml) là cách tốt nhất để dưỡng ẩm và giúp da bạn hạn chế tình trạng khô nứt, bong tróc.

Review Blog Mỹ Phẩm

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top