Đề phòng thời gian nắng làm đen da trong ngày

Việc xác định thời gian nắng làm đen da trong ngày có ý nghĩa rất quan trọng với những người vốn có làn da trắng sáng, dễ bắt nắng. Do đó, chị em hãy đọc kỹ bài viết dưới đây và cố gắng hạn chế ra nắng vào những thời điểm nhạy cảm này nhé. 
Nhiều người có suy nghĩ rằng, kem chống nắng có thể bảo vệ làn da mọi lúc mọi nơi, hoặc ít nhất việc ở yên trong nhà sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những nguy hiểm rình rập từ ánh nắng mặt trời của mùa hè. Tuy nhiên, điều tốt nhất mỗi người nên làm đó là tránh phơi nhiễm với tia cực tím trong thời gian nắng làm đen da.

Thời gian nắng làm đen da vào lúc nào?

Các chuyên gia cảnh báo, thời gian xấu nhất trong này khiến làn da bị đen hoặc cháy nắng là khoảng từ 10 sáng kéo dài đến 4 giờ chiều. Tuy nhiên, Viện Da liễu Hoa Kỳ cho rằng, thời gian làm cháy nắng xuống rút ngắn từ 10h – 14h mỗi ngày.
Thời gian nắng làm đen da vào lúc nào?
Mặc dù quan điểm về khoảng thời gian ánh nắng gây tác hại cho da có khác nhau nhưng các ý kiến trên đều đồng ý tác hại của tia cực tím khi mặt trời lên cao. Ở vị trí này, tia UV có thể tấn công trực tiếp làn da của bạn, gây ra tổn thương dẫn đến cháy nắng, Ung thư da. Tia UVA có xu hướng gây lão hóa da trong khi tia UVB gây bỏng nắng. Cần mất vài giờ hoặc hơn một ngày để các vết cháy nắng có thể hiện thị rõ nhất ra bên ngoài.Nhiều người đã sai khi cho rằng, ánh nắng mặt trời chỉ “đốt cháy” da vào lúc nắng nóng nhất, khi đó da mới bị đen sạm hoặc bỏng nắng. Tuy nhiên, nhiệt lượng trong ánh nắng chính là do tia hồng ngoại gây ra, trong khi đó, tia UVA và UVB có thể xuất hiện từ sáng sớm khi mặt trời bắt đầu mọc và chỉ kết thúc khi mặt trời đã “khuất núi”.

Như vậy, bạn sẽ vẫn cần sử dụng các biện pháp bảo vệ da khi tiếp xúc với nắng vào buổi sáng hoặc chiều, thậm chí vào mùa xuân hay mùa thu khi ánh nắng có cường độ thấp hơn nhưng tia cực tím vẫn hoạt động bình thường.

Làm gì để tránh nắng làm đen da?

Nguyên nhân là do kính ô tô ở phía trước có trang bị khả năng chống nắng, bảo vệ da khá tốt
Những người lái xe ô tô ngoài đường vào thời điểm tia UV hoạt động mạnh nhất đều có nguy cơ bị cháy nắng. Nguyên nhân là do kính ô tô ở phía trước có trang bị khả năng chống nắng, bảo vệ da khá tốt. Tuy nhiên, kính xe ở hai bên cửa sổ trái và phải lại được làm bằng vật liệu chống nắng yếu hơn. Nói cách khác, các cửa sổ hai bên hông xe được cung cấp mức bảo vệ thấp hơn so với kính chắn gió phía trước. Vì vậy, bạn vẫn bị đen da, lão hóa khi tiếp xúc quá lâu với thời gian nắng làm đen da dù ngồi trong ô tô được che chắn kín mít.
Khi nói về vấn đề bảo vệ da, hầu hết mọi người đều nghĩ đến kem chống nắng. Nếu lựa chọn biện pháp này, bạn cần tìm đến các loại kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB. Hãy chắc chắn bôi một lượng kem chống nắng vừa đủ vì nó không có khả năng ngăn chặn tia UV nếu bạn thoa một lớp quá mỏng. Tuy nhiên, phần lớn trong số chúng ta đều sử dụng kem chống nắng sai cách để cuối cùng làn da vẫn bị cháy nắng và sạm đi sau một thời gian tiếp xúc với tia UV.Nếu thường xuyên đi lại bằng ô tô hàng ngày, việc bôi kem chống nắng có thể gây ra những bất tiện khiến bạn “ngán” sử dụng. Dù là mùa đông, mùa xuân hay mùa hè, lựa chọn cách chống nắng ưu việt hơn bằng đường uống là tốt nhất.

Review Blog Mỹ Phẩm

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top