Yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tắm nắng ở mỗi người

Tắm nắng lúc nào là tốt nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thời gian tắm nắng hợp lý nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da nhé.
Lợi ích của việc tắm nắng là giúp cơ thể tổng hợp ra lượng vitamin D dồi dào. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không đúng cách có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là vào những giờ bức xạ cực tím ở mức cao nhất. Vậy tắm nắng vào lúc nào là tốt nhất?

Tắm nắng vào lúc nào là tốt nhất?

Tắm nắng giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng cường sự phát triển của xương, ngăn ngừa còi xương, loãng xương và mất xương, cũng như sức khỏe tâm thần, điều hòa nhịp sinh học, giảm chứng mất ngủ và giảm tỷ lệ bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa.

Thời gian tắm nắng tốt nhất không chỉ phụ thuộc vào thời điểm trong ngày, mà còn vào thời điểm trong năm, tọa độ địa lý, điều kiện thời tiết (có mây hoặc không mây) Cũng như đặc điểm của loại da, kem chống nắng, quần áo… Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ bức xạ tia cực tím đến da, thời gian tắm nắng an toàn có thể không giống nhau đối với từng khu vực dân cư sinh sống trên trái đất.

Các yếu tố liên quan đến thời gian và hiệu quả tắm nắng

1) Thời điểm trong ngày và trong năm

tắm nắng an toàn nhất trong mùa hè là trước 11 giờ sáng và sau 3-4 giờ chiều

Các chuyên gia cho biết, tắm nắng an toàn nhất trong mùa hè là trước 11 giờ sáng và sau 3-4 giờ chiều. Nói cách khác, chúng ta phải tránh tắm nắng vào giữa ngày, khi mặt trời lên cao và sức nắng lớn nhất. Bằng việc tránh khoảng thời gian này, chúng ta sẽ giảm được nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương da có thể phát triển thành Ung thư da.

Vào mùa hè, bạn có thể đi bộ hoặc dạo chơi công viên khoảng 30-40 phút với quần short áo cộc tay, đầu đội mũ là đủ để giúp cơ thể sản xuất một lượng đáng kể vitamin D.

Vào mùa đông, thời tiết lạnh và thiếu ánh nắng mặt trời, tắm nắng lúc nào là vào giữa ngày. Nếu nhiệt độ thấp, bạn không thể mặc quần áo thoải mái như mùa hè, nhưng bạn nên để khuôn mặt và bàn tay của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

2) Điều kiện thời tiết 

Vào những ngày có mưa, chúng ta không thể tắm nắng, trong những ngày nhiều mây, việc tắm nắng cũng không tạo ra nhiều vitamin D. Tuy nhiên, nếu vào nhiều mây trong mùa hè, bạn tắm nắng vào giữa ngày hiệu quả nhận được sẽ tương đương như bạn tắm nắng vào những giờ an toàn của một ngày nắng gay gắt.
chúng ta không thể tắm nắng, trong những ngày nhiều mây, việc tắm nắng cũng không tạo ra nhiều vitamin D

3) Sắc tố melanin của da

Một điểm quan trọng cần xem xét khi tắm nắng là lượng melanin của da . Về cơ bản, da càng sẫm màu thì càng có nhiều melanin. Da sáng sẽ ít melanin hơn. Melanin là một sắc tố bảo vệ làn da của chúng ta khỏi bức xạ ánh nắng mặt trời, nhưng đồng thời, chúng cũng ngăn chặn sự sản xuất vitamin D. Da càng rám nắng, càng có nhiều melanin và nó càng ít vitamin D được tạo ra. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người có làn da sẫm màu hơn bị thiếu hụt vitamin D hoặc những người có làn da trắng sẽ dư thừa melanin. Nhưng nó cho thấy làn da của chúng ta có khả năng phản ứng với ánh nắng mặt trời nhất và điều chỉnh sản xuất vitamin D như thế nào cho hợp lý nhất.

Điều thú vị là những người có làn da sẫm màu nhạy cảm hơn khi tắm nắng. Ví dụ, một người có làn da sẫm màu thường không bị cháy nắng (với mức độ phơi nhiễm tia UV vừa phải) và cần phơi nắng ít hơn so với người có làn da trắng. Một người có làn da trắng sáng sẽ cần phơi nắng lâu hơn để đạt được những lợi ích sức khỏe tương tự, nhưng sẽ có khuynh hướng bị cháy nắng nhanh hơn, rám nắng rất ít hoặc không hề, và đòi hỏi những thời gian tắm nắng ngắn hơn tần suất thường xuyên hơn. Ngoài việc tắm nắng lúc nào là tốt nhất, người có làn da trắng khi tắm nắng nên sử dụng kem chống nắng và tránh những giờ giữa trưa để bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe.

4) Sử dụng kem chống nắng và trang phục chống nắng 

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên tất cả mọi người nên sử dụng kem chống nắng và thoa lại sau một khoảng thời gian đều đặn, nếu tiếp xúc với nước hoặc ra nhiều mồ hôi.  Những người có làn da trắng da nhạy cảm nhất vì hàm lượng melanin thấp khiến họ dễ bị cháy nắng và tổn thương da nhiều hơn. Kem chống nắng cần thiết trong trường hợp phơi nhiễm kéo dài với ánh nắng mặt trời, ngay cả trong những giờ an toàn. Tuy nhiên, các loại kem chống nắng cũng ngăn chặn việc sản xuất vitamin D. Vì vậy, bạn có thể thay thể chúng bằng các loại trang phục chống nắng.
Bạn có thể để lộ cánh tay, bàn tay, một phần của chân và khuôn mặt ra nắng trong 20 phút khi đi chợ, uống cà phê vào buổi sáng hoặc buổi chiều và các hoạt động tương tự khác. Trang phục bạn mặc có thể là quần short và tay áo ngắn mà không nhất thiết phải “đắm chìm” trong lớp kem chống nắng nhầy nhụa trên toàn cơ thể.

5) Tọa độ địa lý 

Vị trí địa lý nơi bạn sinh sống (hoặc tắm nắng) có thể ảnh hưởng đến lượng bức xạ mặt trời mà trái đất nhận được cũng như làn da của bạn hấp thụ. Nơi nào càng gần đường xích đạo, nơi đó càng có nhiều ánh nắng mặt trời. Ở giữa vĩ độ, tắm nắng chỉ có vấn đề trong mùa hè, nên tốt nhất là tránh giờ giữa trưa.

6)  Tuổi tác và tình trạng sức khỏe 

Trẻ em và người cao tuổi cần tắm nắng để giúp phát triển xương và khả năng miễn dịch tốt
Trẻ em và người cao tuổi cần tắm nắng để giúp phát triển xương và khả năng miễn dịch tốt. Nhưng thực chất, tắm nắng là hữu ích ở mọi lứa tuổi. Người trưởng thành có thể nhận thức được tầm quan trọng của việc tắm nắng và có thời gian phơi nắng. Trái ngược, trẻ em hoặc người cao tuổi có thể không tắm nắng đầy đủ vì không nhận được sự hướng dẫn cần thiết.
Tắm nắng đã được chứng minh có lợi cho những người có sức khỏe kém vì chúng tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, việc tắm nắng lúc nào thì tốt vẫn quan trọng, đặc biệt đối với những người đã có nguy cơ mắc khối u ác tính trên da.

Review Blog Mỹ Phẩm

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top