Giải pháp kiềm dầu và cải thiện mụn trong mùa hè

Mùa hè với đặc điểm nắng gắt, mức độ bức xạ UV cũng như nhiệt độ cao đều khiến trầm trọng hoá các vấn đề về tiết dầu trên da. Những điều này không chỉ gây tình trạng mụn bùng phát mà còn dễ kéo theo nám, tăng sắc tố da, lỗ chân lông to và các tình trạng da mất thẩm mỹ khác. Do đó, nhu cầu kiềm dầu, giảm mụn, cũng như điều tiết bã nhờn là nhu cầu rất phổ biến mỗi dịp hè về. Hãy cùng Obagi khám phá giải pháp kiềm dầu và cải thiện mụn hiệu quả trong những ngày này nhé!

1. Những thay đổi trên da vào mùa hè

1.1. Khái niệm bã nhờn và tuyến bã nhờn

Bã nhờn là một chất nhờn, dạng sáp được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn của cơ thể giúp bao phủ, dưỡng ẩm và bảo vệ làn da của bạn. Trong bã nhờn chứa chất béo trung tính và axit béo (57%), este sáp (26%), squalene (12%) và cholesterol (4,5%).

  • Bã nhờn là bình thường đối với cơ thể, tuy nhiên, nếu làn da sản xuất một lượng quá lớn/ dư thừa hỗn hợp chất béo (phân tử giống chất béo) tạo nên bã nhờn thì làn da của bạn có thể được phân loại vào “da nhờn”.
  • Tất nhiên, thứ mà chúng ta gọi là “dầu” trên da không chỉ được tạo thành từ bã nhờn. Nó cũng chứa một hỗn hợp mồ hôi, tế bào da chết và các hạt nhỏ của khá nhiều thứ khác có trong bụi trôi nổi xung quanh bạn.

Các tuyến bã nhờn bao phủ phần lớn trên cơ thể. Các tuyến bã nhờn được tìm thấy trên khắp cơ thể con người ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân.

  • Da mặt và da đầu là nơi tập trung các tuyến nhờn cao nhất. Chúng có thể lên đến 400-900 tuyến/ cm² trên mặt.
  • Các tuyến bã nhờn thường được tìm thấy cùng với một nang lông, chúng được gọi là đơn vị tuyến bã nhờn ( Hình 1).

Hình 1: Đơn vị tuyến bã nhờn căn bản

1.2. Thời tiết tác động lên da

  • Tăng tiết dầu nhờn và gây mụn bùng phát

Emma Hobson, Giám đốc Giáo dục của Viện Da liễu Quốc tế, giải thích rằng: “Sự kết hợp của cả nhiệt và độ ẩm có thể là nguyên nhân gây ra sự tăng nhẹ lưu lượng dầu trên da.” Các tuyến mồ hôi của bạn hoạt động mạnh hơn vào thời điểm nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên để điều nhiệt, bằng cách tăng tiết dầu – đổ mồ hôi. Da có thể bắt đầu cảm thấy nhờn và bí hơn, do bụi bẩn và tế bào da chết bị mắc kẹt trên bề mặt da của bạn.

  • Lưu lượng dầu tăng lên cũng có thể dẫn đến nổi mụn nhiều hơn vì da có thể dễ bị tắc nghẽn. Điều quan trọng là phải loại bỏ kem chống nắng kỹ càng khỏi da. Làm sạch da kém có thể dẫn đến tăng mụn.
  • Cùng với việc khuôn mặt có khả năng bị nổi mụn nhiều hơn, lưng và ngực cũng có thể trở thành nạn nhân của mụn mủ do bạn đổ mồ hôi nhiều hơn.
  • Da thiếu nước hoặc khô hơn trong thời tiết thiếu ẩm

Làn da mùa hè khi thời tiết nóng ẩm sẽ dễ dàng thích nghi và cải thiện mức độ thiếu nước và độ ẩm. Tuy nhiên, trong những giai đoạn thời tiết nóng khô và thiếu ẩm, hoặc nhiệt độ thấp từ điều hòa cả ngày, sẽ làm trầm trọng tình trạng mất nước và tổn thương hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Đối với nhiều trường hợp, làn da không chỉ thiếu nước mà còn trở nên nhạy cảm.

  • Uống nhiều nước không giữ cho lượng ẩm trên da tăng lên, nhưng những gì bạn thoa lên da cũng sẽ có tác dụng. Vậy nên cần tập trung vào: ngăn ngừa sự mất độ ẩm hình thành trên da bằng cách có tăng cường củng cố hàng bảo vệ da và sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa chất giữ ẩm, giúp tăng cường và liên kết độ ẩm trên bề mặt da ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Tăng sắc tố trên da và lão hóa

“Tia UV có thể gây ra đốm da (các mảng sắc tố), tàn nhang, mẩn đỏ và một số mao mạch đỏ, bị vỡ.” Các nốt ruồi sắc tố thường giữ nguyên màu sắc, tuy nhiên tàn nhang chỉ cần tiếp xúc. Những người bị bệnh Eczema có thể thấy cái nóng của mùa hè là nguyên nhân làm tăng kích ứng da và mẩn đỏ.

  • Theo Emma, sau khi tiếp xúc với tia UVA (lão hóa) và UVB (đốt cháy), da có thể bắt đầu đỏ và sưng hơn, đồng thời mất độ ẩm. Cơ thể sẽ đưa vào chế độ bảo vệ và các tế bào da bắt đầu dày lên đồng thời sản sinh ra hắc tố để ngăn tia UV đi sâu hơn làm hỏng DNA trong tế bào.

Khi da tiếp xúc với mức độ ánh sáng mặt trời cao, dẫn đến giảm hoặc tăng sắc tố, xuất hiện dưới dạng các mảng sáng hoặc tối không đều, chúng có thể trở nên vĩnh viễn nếu tiếp xúc nhiều lần. Lâu dài, chúng ta cũng sẽ bị mất độ đàn hồi và các protein quan trọng của da, ví dụ như collagen, dẫn đến chảy xệ da, nếp nhăn và mất độ căng của da.

1.3. Những bệnh lý về da thường gặp và hướng giải quyết

  • Viêm da tiết bã:

Viêm da tiết bã là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, có các triệu chứng dễ nhìn thấy được bằng mắt như những mảng hồng ban tróc vảy vùng da hay tiết dầu như là ở vùng mũi, chân mày, mang tai, trước ngực. Bệnh này thường làm cho da trở nên khô, tróc vảy và đỏ lên, không lây nhiễm, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tính thẩm mỹ da, làm cho bệnh nhân trở nên mất tự tin trong cuộc sống.

  • Mụn trứng cá:

Mụn trứng cá là rối loạn phổ biến nhất liên quan đến tuyến bã nhờn. Người ta ước tính rằng tỷ lệ bị mụn trứng cá ở thanh thiếu niên lên tới 100%. Cơ chế hình thành mụn cũng đi từ việc tăng tiết bã nhờn hoặc mất kiểm soát tiết nhờn trên da.

  • Mụn trứng cá không thể xảy ra nếu không có bã nhờn, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho P. acnes.
  • Thâm nám, Eczema và tăng sắc tố

Như đã nhắc ở trên, nhiệt độ và ánh nắng mặt trời gây tăng tăng sắc tố, tăng các gốc tự do và phá hủy/ đốt cháy các ADN tế bào, elastin, collagen,… trên da khiến làn da lão hóa và tăng sắc tố vĩnh viễn nếu tiếp xúc nhiều lần.

Chúng ta sẽ có hướng giải quyết như sau:

  • Làm sạch sâu: Phương pháp và bước quan trọng nhất trong chăm sóc da. Đặc biệt, trong giai đoạn da tăng tiết dầu, kết hợp làm sạch 2 bước giúp làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn trên da và thông thoáng lỗ chân lông.
  • Bổ sung cấp ẩm đầy đủ và khóa ẩm đúng cách: Tất nhiên, không thể bỏ qua cấp ẩm và khóa ẩm tránh làn da mất nước và tăng tiết dầu bù. Tuy nhiên, chuyển sang một kem dưỡng ẩm kết cấu mỏng nhẹ hơn tránh bít tắc cơ học
  • Điều chỉnh treatment phù hợp: Mùa đông hạn chế treatment thì khi mùa hè tới, làn da cần được tăng treatment để tẩy tế bào chết, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp peel da hóa học một cách hợp lý để làn da thông thoáng, không tắc nghẽn gây mụn.
  • Sử dụng KCN hằng ngày: Đừng quên thoa kem chống nắng – từ đầu đến chân. Ngay cả trong những ngày lạnh nhất, khó chịu nhất, tia nắng mặt trời vẫn chiếu tới da của chúng ta và cần phải bảo vệ bằng SPF. Hơn nữa vào mùa hè, khi chúng ta có nhiều khả năng ở ngoài trời và tiếp xúc với thời gian dài hơn.

2. Các thành phần hỗ trợ kiềm dầu trị mụn da

2.1 Tẩy tế bào chết hóa học (AHA/PHA/ BHA)

  • AHA: bao gồm axit glycolic, lactic, citric và malic. Với khả năng hòa tan trong nước, chúng hoạt động trên bề mặt da để cải thiện kết cấu của da. Glycolic và axit lactic là thường được sử dụng trong chăm sóc da với nồng độ từ 5-10% để có hiệu quả cao.
  • PHA: hoạt động theo cách tương tự như AHA. “Sự khác biệt là các phân tử PHA lớn hơn, vì vậy chúng không thể xâm nhập sâu như vậy”. Đây là lý do tại sao PHA được khuyên sử dụng cho làn da khô nhạy cảm hơn các chất tẩy da chết hóa học khác, đặc biệt là AHA. PHA – như gluconolactone và axit lactobionic – có thể thực hiện chức năng của một humectant, gia tăng độ ẩm cho da bằng cách tăng hấp thu nước vào trong lớp biểu bì và chống oxy hóa.
  • BHA: tác động gián tiếp đến quá trình giảm bã nhờn thông qua cơ chế tan trong lipid và làm thông thoáng lỗ chân lông hoàn toàn có thể ngăn bít tắc cơ học trên da và hạn chế quá trình sản xuất dầu nhờn gây mụn.

Ba yếu tố gây ra mụn trứng cá: tế bào chết, sản xuất tiết dầu trên da và hoạt động của vi khuẩn P. acnes, “Axit salicylic giúp giải quyết nguyên nhân đầu tiên bằng cách hòa tan các loại cặn bẩn trên da làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.”

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top