Mụn nào cũng nặn thì đừng hỏi sao bị sẹo rỗ

1. CÓ NÊN NẶN MỤN HAY KHÔNG?

Đáp án cho câu hỏi này là: tùy trường hợp.

Vì đối với các loại mụn khác nhau, và còn phụ thuộc vào tình trạng da thì bạn mới có thể quyết định là nên nặn mụn hay không. Có khoảng 4 loại mụn phổ biến nhất, và tất nhiên không phải loại nào cũng nặn được:

– Mụn đầu trắng, đầu đen: các loại mụn này thường có nhân mụn cứng, đầu mụn nhỏ. Và đặc trưng loại mụn này cần phải lấy nhân mới có thể hết cảm giác sần sùi mất thẩm mỹ và tránh tình trạng sưng viêm và chuyển biến thành dạng mụn đỏ khó trị.

– Mụn sưng đỏ: mụn này thường sẽ hơi đau nhức và sẽ khó thấy rõ đầu mụn. Ở giai đoạn đầu thì không nên nặn mà phải chờ mụn gom cồi, nhân cứng và đầu mụn hết sưng đỏ mới có thể lấy nhân.

– Mụn bọc, mụn nang: tuyệt đối không được nặn, loại mụn này có chân mụn rất sâu và tổn thương vùng da khá rộng, không nên nặn và bạn nên gặp bác sĩ hoặc dùng sản phẩm chuyên dụng để chữa trị loại mụn này.

 

Không phải mụn nào bạn cũng có thể tự ý nặn được đâu

Image result for pimple turned into cyst

Nặn mụn không xấu nhưng nếu lạm dụng, mụn nào cũng nặn và không biết xử lý đúng cách không những giúp da bạn hết mụn mà còn làm tình trạng nặng thêm rất nhiều và khó chữa trị hơn, thậm chí sẽ để lại sẹo rỗ. Do đó, trước khi nặn mụn nhớ “lắng nghe” làn da của mình, quan sát kỹ xem nhân mụn đã cứng, mụn đã hết sưng nhức chưa nhé!

2. CÁCH XỬ LÝ TẠI NHÀ CHO TỪNG LOẠI MỤN MÀ KHÔNG SỢ ĐỂ LẠI THÂM SẸO

Với mụn đầu đen, đầu trắng

Hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da trị mụn làm nới lỏng và mềm các tế bào da chết để mụn đầu đen được đẩy ra khỏi lỗ chân lông.

Thành phần trong sản phẩm trị mụn nới lỏng các tế bào da chết được gọi là keratolytics. Những thành phần keratolytic được dùng phổ biến không kê đơn là:

1. Salicylic acid (BHA)

2. Benzoyl peroxide

3. Glycolic acid(AHA)

4. Retinol

Bạn có thể dùng sản phẩm chứa 1 trong 4 thành phần trên, hoặc cả 4 thành phần trên kết hợp cùng nhau.

Về vấn đề nặn mụn đầu đen, đầu trắng không nên tự ý nặn tại nhà, nếu không biết cách làm, da sẽ bị tổn thương, nhất là da vùng mũi nếu được nặn hay lột quá nhiều thì da vùng mũi sẽ bong và đỏ, làm tổn thương các mao mạch và mụn vẫn cứ tiếp tục tái diễn.

Với mụn nang, mụn bọc

– Nếu bạn cố gắng nặn mụn thì sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo mụn khiến tình trạng thêm trầm trọng. Vì thế trong quá trình chăm sóc và điều trị mụn, bạn tuyệt đối không nên tự nặn mụn tại nhà.

– Giữ tinh thần thoải mái đồng thời ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ để không tạo áp lực cho cơ thể và điều hòa hormones.

– Làm sạch da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt pH 5.5-6, nhẹ tay khi rửa mặt tránh tổn thương da.

– Sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như BHA để làm sạch lỗ chân lông.

– Sử dụng sản phẩm bôi không cần kê toa như Benzoyl peroxide để diệt khuẩn trong mụn.

– Sử dụng nhóm sản phẩm retinoids (retinol, retinyl aldehyde, tretinoin…) để tiêu sừng, giảm viêm, giảm bã nhờn,  tái tạo da.

Đặc biệt: Bạn có thể sử dụng bộ kit peel da hóa học Obagi Blue Peel để giảm các loại mụn, nếp nhăn, vết thâm, sẹo… cùng một lúc.

Obagi Blue Peel có cơ chế tẩy đi các tế bào chết ở lớp biểu bì và hạ bì, nhờ đó dễ dàng loại bỏ các tổn thương bề mặt và cải thiện kết cấu của da, đồng thời còn tăng sinh collagen và eslatin, giúp da săn chắc hơn

Nếu tình trạng mụn quá nặng, bạn nên đi gặp bác sĩ để tư vấn và được kê toa thuốc, trong đó có các liệu pháp hormones, thuốc kháng sinh và isotretinoin.Tuy nhiên, các loại thuốc theo toa này có tác dụng phụ, do đó bạn cần nên trao đổi và sử dụng theo hướng dẫn.

Review Blog Mỹ Phẩm

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top